Ai cũng nên biết sớm

0
(0)

1. Dùng căn cước công dân thay sổ hộ khẩu khi thực hiện hàng loạt thủ tục hành chính

Sẽ không còn áp dụng sổ hộ khẩu giấy, thay vào đó, theo quy định tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP, từ thời điểm này, hàng loạt thủ tục hành chính có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho sổ hộ khẩu giấy, cụ thể:

– Thủ tục mua bán điện sinh hoạt;

– Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi;

– Thủ tục xác định sử dụng đất ổn định, lâu dài để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Thủ tục vay vốn hỗ trợ việc làm;

– Thủ tục cấp, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp người thân đến nhận thẻ thay…

Đồng thời, không còn sổ hộ khẩu giấy, Nghị định 104/2022/NĐ-CP cũng quy định 04 cách khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:

– Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;

– Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;

– Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;

– Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

cccd

Năm 2023, những trường hợp bắt buộc đổi thẻ CCCD

Người đang dùng Chứng minh nhân dân từ năm 2008 trở về trước

Theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP), Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Như vậy, đến năm 2023, những người có Chứng minh nhân dân được cấp từ năm 2008 trở về trước bắt buộc phải đổi sang Căn cước công dân gắn chíp.

Buộc đổi CCCD với người đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi

Cụ thể, Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Theo đó, sang năm 2023, những người sinh năm 1998, 1983 và 1963 và được cấp thẻ Căn cước công dân từ năm 2021 trở về trước sẽ thuộc độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp nếu đã đổi thẻ Căn cước công dân mới từ năm 2021 trở đi thì vẫn tiếp tục sử dụng thẻ này đến độ tuổi phải đổi thẻ tiếp theo.

can-cuoc-cong-dan-gan-chip-1_1280x720-800-resize

 Không còn sử dụng sổ hộ khẩu giấy khi làm Căn cước công dân gắn chíp

Căn cứ Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA, việc thu nhận thông tin công dân khi làm Căn cước công dân gắn chíp quy định như sau:

– Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

– Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Cụ thể giấy tờ, hồ sơ chứng minh thông tin công dân có thể là sổ hộ khẩu giấy.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2023, “khai tử” sổ hộ khẩu giấy, khi thực hiện thủ tục làm thẻ Căn cước công dân gắn chíp, người dân không còn sử dụng sổ hộ khẩu để chứng minh thông tin công dân. Thay vào đó có thể sử dụng các loại giấy tờ tùy thân khác như Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh…

 

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

As you found this post useful...

Follow us on social media!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.