Độc đáo với Tết cổ truyền của người Mông tại Hang Kia – Pà Cò

0
(0)

Cùng iVIVU ghé thăm Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, khám phá Tết cổ truyền của người Mông tại Hang Kia – Pà Cò với những nét văn hóa, ẩm thực độc đáo và thú vị có thể bạn chưa biết.

Xem thêm: Du lịch Hòa Bình

Độc đáo với Tết cổ truyền của người Mông tại Hang Kia – Pà Cò

Hang Kia – Pà Cò là hai xã nằm cạnh nhau, cách trung tâm huyện Mai Châu chừng 40 km. Hang Kia, theo tiếng Thái là “Hang Dơi”, còn Pà Cò có nghĩa là “Rừng Dê”. Địa bàn cư trú của đồng bào Mông ở hai xã này vốn trước kia là những bản làng của người Thái sinh sống. Tuy nhiên vì không phù hợp với tập quán canh tác và sinh hoạt nên người Thái nơi đây đã di chuyển đến nơi khác. Nếu có dịp ghé thăm Hang Kia – Pà Cò vào đúng dịp Tết cổ truyền của người Mông, bạn sẽ cảm nhận được sự chân chất của người dân cùng nét đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc Mông được bảo tồn, phát huy theo thời gian.

Săn mây ở Hang Kia - Pà Cò , Hòa Bình. Ảnh: Anh Nam

Săn mây ở Hang Kia – Pà Cò , Hòa Bình. Ảnh: Anh Nam

Ảnh: Anh Nam

Ảnh: Anh Nam

Để đến được Hang Kia – Pà Cò, trước hết từ các tỉnh thành khác, bạn có thể di chuyển đến Hà Nội bằng phương tiện máy bay. Một số hãng bay có thể lựa chọn tại thuthuatcaidat.com đi kèm với giá ưu đãi như: Vietjet Air, Vietnam Airlines…

Vé máy bay khứ hồi chặng Đà Nẵng đi Hà Nội. Ảnh: iVIVU

Vé máy bay khứ hồi chặng Đà Nẵng đi Hà Nội. Ảnh: iVIVU

Xã Hang Kia nhìn từ trên cao

Xã Hang Kia nhìn từ trên cao

Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe khách hoặc thuê ô tô riêng để di chuyển tới huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, nơi có Hang Kia – Pà Cò. Thời gian di chuyển tầm 3-4 tiếng. Từ Mai Châu, bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng hoặc xe máy cá nhân để di chuyển vào Hang Kia – Pà Cò.

Với những bạn không có phương tiện cá nhân hoặc không muốn tự chạy xe một chặng đường xa, các bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng để tới Hang Kia. Do nằm cách trung tâm thị trấn tương đối xa (khoảng 30km) nên nếu sử dụng phương tiện công cộng để tới đây, các bạn cần chọn di chuyển trên các tuyến xe đi Sơn La hay xe đi Điện Biên, đến ngã 3 rẽ vào Hang Kia – Pà Cò thì xuống xe. Từ đây còn khoảng vài km nữa để vào tới trong xã, các bạn có thể đi xe ôm để vào.

tet-co-truyen-cua-nguoi-mong-ivivu1

Ảnh minh họa: chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ trên đường đi

Nếu bạn thích cảm giác phượt thì đi bằng xe máy sẽ là lựa chọn lí tưởng. Hang Pà Cò nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 160km, do vậy nếu đi phượt bằng xe máy hoặc ô tô riêng đều được. Bằng cách này, bạn sẽ chủ động được thời gian và việc đi lại. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, di chuyển theo hướng Hòa Lạc đi theo đường quốc lộ 6 qua ngã ba Tòng Đậu khoảng 20km, bạn sẽ thấy ngã ba rẽ vào Pà Cò, tới đây sẽ có biển chỉ dẫn bạn, chỉ cần đi theo biển báo là được. Hoặc để chắc chắn hơn, bạn hãy hỏi người dân để tránh bị lạc đường.

Ảnh: Anh Nam

Ảnh: Anh Nam

Tết cổ truyền của người Mông tại Hang Kia – Pà Cò bắt đầu diễn ra từ mùng 1 tháng 12 âm lịch và kéo dài đến hết tháng. Với người Mông, việc ăn Tết hay không sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình. Đa phần người Mông ăn Tết vào giai đoạn mùa lạnh nhất trong năm. Theo quan điểm của người Mông, nếu Tết nhà nhà cùng đi chơi Tết thì năm đó mùa màng bội thu và gặt hái được nhiều thành quả. Cũng như các dân tộc khác, người Mông cũng dọn dẹp ăn Tết từ ngày 30, sau đó là chuẩn bị đồ ăn để cúng tổ tiên.

tet-co-truyen-cua-nguoi-mong-ivivu3

Những em bé người Mông

Phụ nữ người Mông tham gia các trò chơi dân gian trong ngày Tết cổ truyền

Phụ nữ người Mông tham gia các trò chơi dân gian trong ngày Tết cổ truyền

Thường trong những ngày Tết cổ truyền của người Mông, họ ăn chủ yếu là bánh dày, thịt lợn và thịt gà. Ba ngày Tết chính, lúc nào cũng phải đốt củi, giữ lửa liên tục để cầu may mắn và tránh tà ma theo. Mâm cúng của người Mông thường sẽ bày bánh dày thật to. Sau khi đồ chín, xôi vẫn còn nóng được đưa vào máng gỗ rồi dùng chày giã nhuyễn, sau đó lấy lòng đỏ trứng gà quết lên bề mặt. Với quan niệm bánh dày tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời cầu cho mùa màng bội thu nên đây là món ăn chính trong suốt tháng Tết của họ.

tet-co-truyen-cua-nguoi-mong-ivivu7

Bánh dày của người dân tộc Mông

Ảnh: laodong.vn

Ảnh: laodong.vn

Điểm đặc biệt trong ẩm thực Tết của người Mông chính là 3 ngày Tết chính – mùng 1,2,3, người Mông chỉ ăn các món bánh và thịt, tuyệt đối sẽ không ăn rau. Theo quan niệm của người Mông, không nên ăn rau đầu năm để tránh tình trạng làm rẫy, cỏ mọc nhiều, mùa màng không tốt, thất thu và mọi việc sẽ không được thuận lợi.

Nét đẹp Tết cổ truyền của đồng bào H'Mông ở tỉnh Hòa Bình | Vietnam+  (VietnamPlus)

Thầy cúng làm nghi lễ. Ảnh: Thanh Hà/TTXVN

Không chỉ chuẩn bị các món ăn cúng tổ tiên, người Mông cũng chú ý đến việc “thay áo mới” cho các đồ vật. Họ dùng giấy bạc được làm từ cây giang. Bình thường, loại giấy này được sử dụng trong đám cúng, đám ma hoặc sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên vào năm mới, giấy được cắt hình con chim, con phượng dán lên các đồ vật và các vị trí trong nhà để xua đuổi tà ma và cầu mong sự may mắn, tốt lành.

tet-co-truyen-cua-nguoi-mong-ivivu9

Hoạt động dán giấy lên các đồ dùng trong nhà

Bàn thờ chính của người Mông được đặt ở gian chính giữa của nhà, ngoài ra còn hai bàn thờ phụ đặt ở hai bên cửa chính. Bên cạnh bàn thờ chính được bày biện các công vụ lao động như cuốc, thuỗng, dao, rựa… đã được “mặc áo mới”. Bên cạnh những nghi lễ tín ngưỡng, Tết cũng là dịp để các chàng trai, cô gái tham gia nhiều hoạt động trò chơi dân gian quen thuộc và được kết bạn với nhiều người hơn.

tet-co-truyen-cua-nguoi-mong-ivivu8

Lễ hội Gầu Tào của người Mông, Mai Châu, Hòa Bình

Lễ hội Gầu Tào trong những ngày Tết của người Mông ở Hang Kia – Pà Cò

Những nghi lễ đặc trưng của ngày Tết cổ truyền của người Mông

“Luật” mùng 1

Theo tục lệ của người Mông, ngày mùng 1 Tết, người vợ sẽ được nghỉ ngơi, còn chồng phải vào bếp nấu ăn. Nấu ăn phải cẩn thận, không để cho lửa bén vào người. Không tắm rửa, không phủi bụi và không đi đâu hết trong ngày mùng 1. Mùng 2, mùng 3 mới được rủ nhau đi chơi. Trong ngày mùng 1 Tết, người Mông tuyệt đối không dùng nồi chảo đựng nước. Ăn cơm không nấu món canh, không được chải đầu và giặt quần áo. Nếu vi phạm, xong Tết lúa cấy sẽ không mọc và cả năm sẽ bị ngập lụt, lũ quét…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

“Lễ” mùng 2

Vào mùng 2 với những cô gái Mông khi lấy chồng được xem như đã “cắt linh hồn về với nhà chồng”. Nên ngày Tết là dịp để trả ơn cha mẹ đẻ. Trong ba năm đầu khi về nhà chồng, mỗi năm vào ngày mùng 2 Tết, người con gái sẽ được cha mẹ chồng đưa về để “lạy Tết” cha mẹ ruột. Nếu không lạy đúng thủ tục thì khi sinh con đẻ cái sẽ không được thuận lợi.

Không chỉ “lạy Tết” mỗi cha mẹ vào dịp Tết cổ truyền, người Mông còn “lạy Tết” với cả thầy cúng, vì ngày thường thầy cúng dành thời gian để cúng lễ cho người dân trong bản. Đây sẽ là dịp để thầy cúng nghỉ ngơi và trả ơn thầy.

iVIVU gợi ý một số tour Tây Bắc hấp dẫn:

Tour Lịch Sử Tây Bắc 3N2Đ: Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên Tết Ta

Tour Tây Bắc 2N1Đ: Hà Nội – Mai Châu – Mộc Châu

Tour Mộc Châu 2N1Đ: Hà Nội – Mai Châu – Mộc Châu

Theo thuthuatcaidat.com

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch thuthuatcaidat.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 lượt, 5.00 điểm trên 5)

Loading...Loading…

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

As you found this post useful...

Follow us on social media!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.