Làng Quy Hòa – điểm đến ngát xanh và hoài cổ ở Quy Nhơn

0
(0)

Là nơi chữa trị cho các bệnh nhân phong khắp cả nước từ những năm 1929, làng Quy Hòa giờ đây trở thành điểm đến du lịch xanh với kiến trúc Công giáo cổ kính.

Xem thêm: Du lịch Quy Nhơn

Làng Quy Hòa – nơi khởi nguồn của những yêu thương

Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 5km về phía Nam, làng Quy Hòa thuộc phường Ghềnh Ráng. Đây là quần thể danh thắng mang nét cổ điển với kiến trúc của đạo Công giáo. Làng đang trở thành điểm hẹn lý tưởng cho chuyến đi của những người yêu thích thiên nhiên. Đặc biệt cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc đời nhà thơ Hàn Mặc Tử.

làng quy hòa

Con đường rợp hoa giấy trong làng

Ngoài những nét đẹp cổ điển, trầm mặc, ngôi làng còn được che phủ bởi màu xanh của cây cỏ, hoa lá. Rất nhiều loài cây xanh được trồng trong làng. Từ cây lâu năm như dừa, phi lao đến loài cây hoa dại mọc bên đường đều xanh ngát. Ngôi làng có khoảng vài trăm ngôi nhà, tất cả đều được xây từ thời Pháp. Màu sắc, kiến trúc… của các ngôi nhà đều được giữ nguyên cho đến ngày nay.

làng quy hòa

Không gian xanh mát

Làng Quy Hòa rộng khoảng 60 ha, là khuôn viên của Bệnh viện Phong – Da liễu trung ương Quy Hòa. Đây là nơi sinh sống của hơn 250 hộ gia đình và hơn 300 bệnh nhân phong ở mọi miền đất nước. Quy Hòa là nơi kết nối tình thương con người, và giờ đây là điểm du lịch thu hút du khách bốn phương của Quy Nhơn.

làng quy hòa

Ảnh: Báo Dân Việt

làng quy hòa

Khung cảnh thơ mộng

Lịch sử của ngôi làng đặc biệt

Khoảng năm 1929, linh mục Paul André Maheu đã phát hiện ra sự yên bình của nơi đây. Ông đã quyết định xây dựng một khu điều trị cho bệnh nhân phong mang tên “Bệnh viện Laproserie de Quy Hoa”. Đã có hàng trăm bệnh nhân đến đây điều trị và sinh sống. Từ đó mà tạo thành ngôi làng như ngày nay. Vì thế, dân làng hoàn toàn là các thế hệ người bị bệnh phong sinh sống lâu đời.

làng quy hòa

Một ngôi nhà mang dáng dấp xưa cũ

Năm 1936, Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong và đến sống những năm tháng cuối đời ở đây để điều trị. Trong đau đớn, cô đơn, ông đã sáng tác những bài thơ để đời. “Thơ điên”, “Hương thơm”. “Mật đắng”, “Máu cuồng và hồn điên”… Với những ai mến mộ thơ Hàn Mặc Tử, Quy Hòa là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với mảnh đất Quy Nhơn.

Làng Quy Hòa – điểm đến ngát xanh và hoài cổ ở Quy Nhơn 26

Ảnh: Báo Tuổi trẻ

Sự pha trộn giữa kiến trúc, văn hóa và lịch sử in dấu trên từng ngôi nhà ở làng Quy Hòa. Người dân nơi đây vẫn giữ được nhịp sinh hoạt như từ thời xa xưa. Nghề chính của người dân là đi biển đánh bắt cá, làm lưới… Không gian kiến trúc cổ kính, cảnh quan xanh tươi cùng gió biển mát rượi đã khiến du khách không nỡ rời bước.

Làng Quy Hòa – điểm đến ngát xanh và hoài cổ ở Quy Nhơn 28

Công viên Nhân Ái nằm bên bãi biển Quy Hòa

Làng Quy Hòa – điểm đến ngát xanh và hoài cổ ở Quy Nhơn 30

Những bức tượng ghi nhớ công lao những người đóng góp xây dựng trại phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa – điểm đến ngát xanh và hoài cổ ở Quy Nhơn 32

Ngôi làng yên bình thu hút du khách check-in

iVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ TOUR QUY NHƠN HẤP DẪN:

Tour Quy Nhơn – Phú Yên 3N2Đ: Một Thoáng Bình Yên

Tour Xe Lửa Miền Trung 3N4Đ: Khám Phá Quy Nhơn – Phú Yên

Tour Xe Lửa Quy Nhơn 3N4Đ: KDL Hầm Hô – Kỳ Co – Eo Gió – Chùa Ông Núi

Theo thuthuatcaidat.com

Xem thêm bài viết:

Top 6 combo resort Quy Nhơn giá ưu đãi cho hè 2024

Lên danh sách 11 điểm đến cho chuyến du lịch Quy Nhơn hứng khởi

Top 3 tour xe lửa khám phá “thiên đường xanh” đảo Lý Sơn theo cách mới lạ

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch thuthuatcaidat.com

Đánh giá bài viết này

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 lượt, 5,00 điểm trên 5)

Làng Quy Hòa – điểm đến ngát xanh và hoài cổ ở Quy Nhơn 34Loading…

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

As you found this post useful...

Follow us on social media!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.