Chi tiết cách nâng cấp RAM cho máy tính

0
(0)

Nâng cấp bộ nhớ là một trong những cách dễ dàng để tăng hiệu năng của máy tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn và hướng dẫn chi tiết cách nâng cấp RAM cho thiết bị mà không cần mang máy ra tiệm.

Chọn RAM mới cho thiết bị

Tương tự như hầu hết các phần cứng thiết bị khác, điều đầu tiên là bạn phải biết được mình cần mua gì, nhu cầu như thế nào và chi phí ra sao. Dưới đây là những điều bạn cần phải làm để chọn thanh RAM cho thiết bị của mình.

Chi tiết cách nâng cấp RAM cho máy tính 4

Bạn cần bao nhiêu dung lượng RAM

Nói chung, bạn cứ việc có càng nhiều dung lượng RAM càng tốt. Chuyển từ 4 GB sang 8 GB RAM chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn về hiệu năng. Chuyển từ 8 GB lên 16 GB vẫn sẽ thấy một số thay đổi về hiệu năng nhưng không nhiều. Còn việc nâng cấp trên 16 GB chỉ mang lại khoảng tăng nhỏ. Tất nhiên, một số thứ sẽ còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng thiết bị của bạn.

Ngay bây giờ, bạn nên nâng cấp ít nhất lên 8 GB bộ nhớ cho các thiết bị. Nếu bạn là một game thủ, hoặc thường xuyên sử dụng các chương trình đồ họa nặng, có lẽ 12 – 16 GB RAM sẽ phù hợp với thiết bị.

Cấu hình và Bộ nhớ RAM hiện tại mà bạn có

Đầu tiên, bật ứng dụng Settings trên thiết bị, sau đó bạn hãy đến phần Systems > About để xem cấu hình máy tính.

Điều đó chỉ cho biết một phần thông tin, 32 GB RAM được liệt kê trong ảnh chụp màn hình ở trên. Nó có thể được lắp đặt bằng 4 thanh RAM 8 GB hoặc 2 thanh RAM 16 GB. Điều này sẽ quan trọng khi nâng cấp vì trên mainboard phần cứng khác nhau sẽ có số lượng khe cắm có sẵn khác nhau.

Vào Settings > System > About để thêm thông tin dung lượng RAM hiện có trên thiết bị.
Vào Settings > System > About để thêm thông tin dung lượng RAM hiện có trên thiết bị.

Ví dụ: Nếu muốn nâng cấp số lượng bộ nhớ RAM, bạn cần phải biết một số thông tin bổ sung như bo mạch chủ có bao nhiêu khe cắm, đã sử dụng và còn trống bao nhiêu khe cắm?

Vì vậy, trong trường hợp này, bạn cần một số công cụ khác để biết được điều này mà không cần phải tháo thiết bị ra đếm. Công cụ đang được ưu chuộng là Speccy do Piriform (nhà sản xuất CCleaner) tạo ra. Sau khi cài đặt và khởi chạy Speccy, bạn chọn mục RAM ở bên trái, trong bảng bên phải xuất hiện thông tin cần dùng. Bạn có thể thấy, thiết bị hiện tại có 4 khe cắm và đều đang được sử dụng. Như vậy, thiết bị đang sử dụng 4 thanh RAM 8 GB với 32 GB dung lượng tổng thể. Điều này có nghĩa, nếu muốn nâng cấp bộ nhớ RAM, bạn cần phải thay thế chúng. Bạn có thể thay thế 1 cặp RAM 16 GB để có bộ nhớ 48 GB hoặc thay thế toàn bộ thành RAM 16 GB để có bộ nhớ 64 GB.

Phần mềm Speccy sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều thứ đấy.
Phần mềm Speccy sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều thứ đấy.

Cần bao nhiêu bộ nhớ RAM cho thiết bị của bạn?

Phần khác trong việc tính toán nâng cấp RAM là biết được máy tính có thể hỗ trợ bao nhiêu dung lượng. Có hai yếu tố ở đây cần cân nhắc: RAM tối đa mà phiên bản Windows bạn đang dùng và bo mạch chủ có thể xử lý.

Ở phần Windows sẽ dễ dàng hơn tí:

  • Windows 32-bit: phiên bản 32-bit của Windows 10 chỉ có thể xử lý tối đa 4 GB RAM, cho dù bạn đang chạy phiên bản Home, Professional hay Interprise. Điều này cũng tương tự đối với Windows 7.
  • Windows 64-bit: phiên bản này của Windows có thể xử lý lên đến 128 GB cho Windows 10 Home và tối đa 2 TB cho Windows 10 Education, Professional hoặc Interprise. Điều này hơi khác một chút trên Windows 7. Phiên bản Home Basic có thể xử lý tối đa 8 GB, Home Premium lên đến 16 GB và Professional lên đến 192 GB.

Về vấn đề bo mạch chủ có thể xử lý bao nhiêu dung lượng RAM thì phụ thuộc hoàn toàn vào nhà sản xuất. Các máy tính hiện nay đều hỗ trợ ít nhất 8 GB, và nhiều thiết bị là 16 GB trở lên. Bạn có thể kiểm tra thông tin về mainboard hoặc cấu hình PC trên trang chủ của hãng. Nếu bạn không chắc chắn về tên mainboard đang sử dụng, hãy quay lại Speccy, chọn mục bo mạch chủ và xem thông tin cần thiết. Sau đó, bạn có thể tìm kiếm trên Google thiết bị phần cứng của thiết bị đang xài.

Bạn cũng cần xem thông tin về bo mạch chủ để chọn RAM thích hợp cho máy nhé.
Bạn cũng cần xem thông tin về bo mạch chủ để chọn RAM thích hợp cho máy nhé.

Thiết bị của bạn yêu cầu loại RAM gì?

Chắc chắn, bạn cũng cần phải xác định loại RAM mà máy tính có thể sử dụng. Đầu tiên, RAM dành cho máy tính bàn thường có modules DIMM (thanh RAM dài hơn ở trong ảnh). RAM cho laptop hoặc một số máy tính bàn nhỏ gọn thường sử dụng module SODIMM nhỏ gọn hơn (thanh RAM ở dưới trong hình).

Phân biệt giữa RAM desktop và laptop cũng là điều cần thiết.
Phân biệt giữa RAM desktop và laptop cũng là điều cần thiết.

Tiếp theo, bạn cần kiểm tra thế hệ RAM mà bo mạch chủ của bạn chấp nhận. Dưới đây là một số thông tin được biết dưới dạng phiên bản DDR:

  • DDR2: Thế hệ này được giới thiệu vào năm 2003. Nhiều khả năng máy tính của bạn không sử dụng RAM DDR2 nữa trừ khi đó là hệ thống đã quá cũ.
  • DDR3: Thế hệ này được giới thiệu vào năm 2007. Nó phổ biến trong các máy tính cá nhân được phát hành trong 5 – 8 năm gần đây. Ngày nay, nó vẫn là lựa chọn cho các máy tính giá rẻ.
  • DDR4: Thế hệ này ra mắt vào năm 2014. Nó được tìm thấy trên hầu hết các máy tính thế hệ mới, đặc biệt thiết bị dành cho game thủ và dân thiết kế đồ họa.

Bo mạch chủ được thiết kế cho với một thế hệ RAM cụ thể, do đó bạn cần phải xác định thông tin cần thiết. Bạn không thẻ mua RAM DDR4 để gắn vào máy tính thiết kế cho DDR3. Trong thực tế, nó không phù hợp về cấu tạo. Lưu ý rằng các chốt khe cắm sẽ được thiết kế để chỉ cắm phiên bản RAM thích hợp.

Mỗi phiên bản khác nhau sẽ có những chốt thiết kế khác nhau.
Mỗi phiên bản khác nhau sẽ có những chốt thiết kế khác nhau.

Làm thế nào để biết phiên bản RAM bạn cần? Tất nhiên câu trả lời là quay lại Speccy một lần nữa. Ở mục RAM bên trái, mở rộng mục SPD ở bên phải và tại đó, bạn sẽ thấy thế hệ RAM, dung lượng, nhà sản xuất và số model của mỗi thanh RAM đang sử dụng.

Bạn có thể thấy, thiết bị đang sử dụng RAM DDR4.
Bạn có thể thấy, thiết bị đang sử dụng RAM DDR4.

Thông tin liên quan đến tốc độ xử lý RAM và Độ trễ?

Nếu đi mua hoặc tìm hiểu về RAM, bạn sẽ dễ dàng thấy một vài thông số khác liên quan đến nó, bao gồm tốc độ xử lý và độ trễ (hay còn gọi thời gian xử lý dữ liệu).

  • Tốc độ xử lý RAM: Điều này dựa trên một sự kết hợp khá phức tạp của phần cứng, và tốc độ xử lý căn bản RAM quy định cụ thể trong phiên bản nhất định. Tốc độ xử lý thường được gắn nhãn bằng tiêu chuẩn cũ (bạn sẽ thấy được gắn tốc độ PC2 / PC3 / PC4) hoặc tiêu chuẩn mới với tốc độ được đánh giá cụ thể hơn như DDR 1600.
  • Độ trễ: Điều này đề cập đến việc tốc độ thanh RAM truy cập dữ liệu trên thiết bị. Độ trễ thấp hơn có nghĩa là việc truy cập dữ liệu sẽ nhanh hơn. Độ trễ được ghi dưới dạng một loạt gồm bốn số, ví dụ như 5-5-5-15.

Tuy nhiên, sự thật là tốc độ và độ trễ cũng không phải là điều quan trọng. Tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn thực sự không phải nhanh hơn nhiều so với RAM có tốc độ thấp hơn, độ trễ cao hơn. Ngay cả với một máy chơi game cao cấp, nó cũng không phải là điều khác biệt gì nhiều vì hầu hết các trò chơi đều được xử lý bởi bộ nhớ RAM trên card đồ họa rời (VGA).

Ngoài ra, đèn led RGB hay bộ tản nhiệt cũng không mấy quan trọng khi chọn RAM nên bạn không cần quan tâm đến.
Ngoài ra, đèn led RGB hay bộ tản nhiệt cũng không mấy quan trọng khi chọn RAM nên bạn không cần quan tâm đến.

Các bo mạch chủ của bạn có thể giới hạn tốc độ RAM nó hỗ trợ. Điều đó chủ yếu là do bo mạch chủ sẽ hỗ trợ tốt nhất cho thế hệ RAM sản xuất cùng lúc với nó. Bạn có thể kiểm tra điều này trên hệ thống hoặc thậm chí cập nhật BIOS để hỗ trợ RAM tốc độc cao hơn nếu muốn.

Có thể nâng cấp RAM cho máy tính xách tay hay không?

Nâng cấp RAM cho máy tính xách tay phức tạp hơn nhiều so với máy tính để bàn. Một số máy tính xách tay có bảng điều khiển truy cập cho phép bạn tiếp xúc với thanh RAM dễ dàng. Một số có một hoặc hai khe cắm RAM có sẵn thông qua bảng điều khiển truy cập. Tuy nhiên, một số máy tính xách tay yêu cầu bạn phải tháo rời toàn bộ bảng điều khiển để thay đổi bộ nhớ RAM. Và một số máy tính xách tay không có khe cắm RAM, bộ nhớ được hàn thẳng vào bo mạch chủ.

Để thực hiện việc này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về thiết bị của mình. Thường bạn có thể tìm thấy trên trang chủ của hãng hoặc trang tìm kiếm Google.

Cách nâng cấp RAM máy tính để bàn

Thay thế bộ nhớ trong máy tính để bàn thường khá đơn giản. Bạn sẽ cần chuẩn bị 1 tuốc nơ vít đầu Philips để mở thùng máy. Lưu ý rằng các hướng dẫn này dành cho RAM thiết kế kiểu tháp ATX tiêu chuẩn.

Tắt nguồn điện, loại bỏ cáp và phụ kiện bên ngoài khỏi máy tính của bạn, sau đó di chuyển thiết bị đến bàn làm việc hoặc khu vực mát mẻ và khô ráo, không trải thảm. Để an toàn hơn, bạn có thể sắm vòng tay chống tĩnh điện.

Chốt nhựa ở hai đầu sẽ giúp bạn dễ dàng tháo thanh Ram có sẵn ra ngoài.
Chốt nhựa ở hai đầu sẽ giúp bạn dễ dàng tháo thanh Ram có sẵn ra ngoài.

Để tháo RAM hiện đang dùng, tìm các chốt nhựa gắn ở hai đầu của khe cắm RAM. Bạn chỉ cần đơn giản nhấn hai chốt này xuống (cách xa RAM) cho đến khi RAM được đẩy lên khỏi khe cắm. Lặp lại các bước này với những thanh RAM mà bạn cần loại bỏ.

Sau khi nhấn chốt, bạn có thể dễ dàng lấy thanh RAM ra rồi đó.
Sau khi nhấn chốt, bạn có thể dễ dàng lấy thanh RAM ra rồi đó.

Trước khi cắm RAM mới vào, bạn nên xem xét và làm vệ sinh khe cắm. Trên bo mạch chủ như trong hình bên dưới, các khe cắm được ghép nối có màu khác nhau, màu đen cho một cặp và màu xám cho cặp khác. Nếu bạn đang không xài hết khe cắm hoặc bạn có hai cặp RAM không khớp (ví dụ một cặp 4 GB và cặp 8 GB), bạn cần phải lắp cặp RAM vào khe cắm phù hợp.

Bạn nên cẩn thận kiểm tra các cặp khe trước khi gắn RAM mới vào nhé.
Bạn nên cẩn thận kiểm tra các cặp khe trước khi gắn RAM mới vào nhé.

Lưu ý: Một số bo mạch chủ sử dụng các cặp khe RAM với chỉ số khác nhau. Bạn nên kiểm tra thông số kỹ thuật nếu không chắc chắn.

Kiểm tra kỹ các đầu khớp nối trước khi đóng thùng CPU.
Kiểm tra kỹ các đầu khớp nối trước khi đóng thùng CPU.

Để lắp thanh RAM vào khe cắm, bạn cần đặt đúng khớp nối theo hướng nhất định. Khi cắm đúng hướng, hai chốt đầu khe sẽ tự động vào khớp trên hai đầu thanh RAM. Giờ thì bạn có thể cắm lại nguồn điện cho CPU để kiểm tra hoạt động của các thanh RAM mới.

Gắn lại hệ thống và kiểm tra xem RAM mới gắn đã hoạt động chưa.
Gắn lại hệ thống và kiểm tra xem RAM mới gắn đã hoạt động chưa.

Cách nâng cấp RAM cho máy tính xách tay

Trước khi bắt đầu, bạn cần xác định vị trí các thanh RAM DIMM hoặc DIMMs trên laptop của bạn. Nếu laptop của bạn càng lớn thì càng dễ dàng lắp thanh RAM vào mà không cần phải tháo rời thiết bị hoàn toàn. Đối với những máy tính xách tay thiết kế nhỏ nhẹ, nhiều khả năng RAM được hàn vào bo mạch chủ và hoàn toàn không thể thay đổi được. Ultralight Laptop hầu hết đều không có bộ nhớ truy cập dữ liệu.

Xác định trước vị trí đặt RAM trên laptop là điều cần thiết.
Xác định trước vị trí đặt RAM trên laptop là điều cần thiết.

Hầu hết người dùng chỉ cần tháo gỡ phần nhỏ ở mặt dưới laptop là có thể tiếp cận được bảng điều khiển. Nhưng đôi khi có vài laptop cần phải tháo gỡ hết toàn bộ phần dưới hoặc bàn phím ở trên mới có thể thay được RAM. Bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng laptop trên trang chủ của hãng.

Trước khi bắt đầu, bạn nên tháo hết cáp, thiết bị ngoại vi và pin laptop.
Trước khi bắt đầu, bạn nên tắt nguồn và tháo hết cáp, thiết bị ngoại vi và pin laptop.

Như trong hình là laptop ThinkPad T450s, một khe DIMM có thể tháo rời được, cái còn lại thì được hàn thẳng vào bo mạch chủ.

Laptop Thinkpad trong hình có 1 khe RAM di động và 1 cái đã hàn thẳng vào bo mạch chủ.
Laptop Thinkpad T450s trong hình có 1 khe RAM di động và 1 cái đã hàn thẳng vào bo mạch chủ.

Để chèn một DIMM mới, bạn phải tháo bỏ cái có sẵn trong khe. Để làm điều này, bạn chỉ cần nhẹ nhàng kéo hai chốt khóa DIMM ở hai bên. Ở vị trí này, chỉ cần nắm nhẹ nhàng RAM và kéo nó ra khỏi khe. Bạn nên cẩn thận tránh chạm vào các tiếp điểm điện, và đặt thanh RAM vừa tháo qua một bên.

Bạn tháo DIMM cũ theo như trong hình để thay thanh mới vào.
Bạn tháo DIMM cũ theo như trong hình để thay thanh mới vào.

Để lắp RAM mới vào, bạn cần đưa vào theo cùng một góc độ, che đi các tiếp điểm điện. Tiếp theo, ấn RAM xuống cho đến khi song song với vỏ laptop. Sau đó, bạn đóng lại các chốt khóa RAM và đặt lại pin vào vị trí cũ như trong hình.

Cách thay thế DIMM mới.
Cách thay thế DIMM mới.
Sau khi hoàn tất, gắn lại cái thiết bị và đóng nắp laptop.
Sau khi hoàn tất, gắn lại cái thiết bị và đóng nắp laptop.

Kiểm tra cài đặt RAM của bạn

Khi đã hoàn tất cài đặt RAM, bạn muốn chắc chắn rằng RAM mới hoạt động. Tùy thuộc vào thiết bị, BIOS sẽ hiện thị số lượng bộ nhớ trên màn hình khởi động. Nếu không hiển thị, bạn có thể vào BIOS của thiết bị hoặc để hệ điều hành khởi động, sau đó kiểm tra dung lượng RAM trong máy. Trong Windows 10, bạn chỉ cần vào Settings > System > About.

Kiểm tra lại dung lượng RAM trên thiết bị một lần nữa để tránh xảy ra sự cố.
Kiểm tra lại dung lượng RAM trên thiết bị một lần nữa để tránh xảy ra sự cố.

Nếu dung lượng RAM hiển thị không đúng, có vài trường hợp xảy ra ở đây.

Thứ nhất là bạn đã nhầm lẫn đâu đó trong quá trình tháo lắp các khe RAM. Bạn cần tháo ra và kiểm tra lại RAM đã được lắp vào hoặc gắn đúng khe hay chưa.

Khả năng tiếp theo là RAM không tương thích với bo mạch chủ của bạn (có thể là sai phiên bản), hoặc bạn đã cài đặt RAM có dung lượng cao hơn khe quy định. Bạn cần kiểm tra lại tính tương thích và chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng RAM.

Và cuối cùng, nếu đã làm tất cả mà vẫn không được, chắc hẳn RAM hoặc bo mạch chủ đã xảy ra vấn đề, lúc này bạn cần thay thế một cái mới ngay.

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

As you found this post useful...

Follow us on social media!

We are sorry that this post was not useful for you!

Let us improve this post!

Tell us how we can improve this post?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.